Chuông Nhà Thờ Huyện Sĩ, Sai Gon. Bells Of The Huyen Si Church, Sai Gon, Viet Nam

CHUÔNG NHÀ THỜ-CHURCH BELLS
CHUÔNG NHÀ THỜ-CHURCH BELLS
73.7 هزار بار بازدید - 12 سال پیش - Nhà thờ Huyện sĩ thuộc
Nhà thờ Huyện sĩ thuộc giáo xứ Chợ Đũi, Sài gòn. Nhà thờ được ông Lê Phát Đạt dâng đất và bỏ ra trên 30.000 đồng bạc đông dương thời đó để xây dựng. Vị trí nhà thờ nằm trên một khu đất cao và rợp bóng cây xanh rất thanh bình giữa một khu đô thị ồn ào. Nhà thờ theo kiến trúc Gô tích với một tháp chính và hai tháp phụ. Tháp chính cao 57m, cây thánh giá sắt trên đỉnh cao 3,50m, trên đỉnh cây Thánh giá còn có con gà trống dùng để biết chiều gió và nhắc nhở giáo dân xám hối khi bước vô nhà thờ, nhưng con gà nhỏ quá nên rất ít ai thấy hay để ý. Kết cấu nhà thờ là đá hoa cương vùng Biên hòa, gạch và xi măng. Vòm mái nhà thờ dùng những vật liệu và kỹ thuật mới đầu thế kỷ 20, như khung gỗ và thép chiu lực cùng với lưới mắt cáo và xi măng, chính vì vậy nên mái vòm rất mỏng và nhẹ. Kết cấu bằng đá của nhà thờ rất kỹ thuật, nhất là hệ thống đá chót vòm và đá góc tường nhận thấy rất rõ nơi mặt tiền. Nhà thờ có những bộ của kiếng màu xưa rất đẹp, nhưng tiếc rằng hiện nay bị hư hại gần hết. Tháp nhà thờ có bộ chuông 4 trái khá lớn do hãng Robécourt của Pháp cung cấp vào năm 1904. Một trái lớn thứ hai chỉ dùng để khắc từng tiếng như chuông báo giờ, 3 trái kia trong đó trái lớn nhất có đường kính 1,20m tạo thành một hợp âm Fa-Sol-La với âm Fa thăng(Mi). Hợp âm mỗi khi nhà thờ đổ chuông thường đứt quãng và không đều âm do những người kéo chuông đã lớn tuổi nên không đủ sức kéo mạnh, vì nhà thờ không có thanh niên phụ giúp việc này. Nhà thờ ngày nay thấy quá ngắn nên mất cân đối so với chiếu cao là do khi xây dựng người ta đã cắt đi kinh phí tương đương với hai nhịp(gian) nhà để dùng số tiền đó xây dựng nhà thờ Chí Hòa-Tân Bình.
 Ông Lê Phát Đạt người gốc Tân An-Long An, có tên khai sinh là Sĩ, nhưng khi qua tu học bên Pinang vì trùng tên thầy dạy nên đổi qua Đạt, mặc dù vậy người ta vẫn quen kêu ông là Sĩ. Sau này ông trở về nước không tu nữa mà lo buôn bán và kinh doanh ruộng đất. Ông đã trở nên giàu có nhất Sài gòn thời cuối thế kỷ 19. Câu nói:"Nhất Sĩ nhì Phương, Tam Xường, tứ Định" được nghe khắp Sài gòn xưa. Ông cũng như con cái ông thường bỏ tiền của ra làm việc từ thiện. Ông là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ vua Bảo Đại. Ông được phong tước Huyện danh dự nên gọi là Huyện Sĩ chứ ông không phải là tri huyện thật sự.
Nhà thờ hiện do linh mục Ernest Hưởng làm cha sở. Vị linh mục này rất nổi tiếng về đức khiêm nhường và lòng bác ái, thật đúng nghĩa là một linh mục. Tôi chỉ là người rất xa lạ với Cha, vậy mà khi tiếp xúc với Cha tôi có cảm giác những nhân đức và sự thánh thiện đó nó rất nổi bật và nó lây qua tôi luôn. Thật trái ngược với nhiều linh mục, giám mục và hồng y ngày nay rất kiêu ngạo và hách dịch. Thật đúng là đức khiêm nhường và bác ái là nền tảng cho các nhân đức khác và là thước đo đời sống đạo đức của một con người. Không có hai điều này thì bằng cấp, học thức, chức vị,...chỉ là giả dối và vô nghĩa. Người tu hành phải có và phải nổi tiếng về hai điều này mới đúng là người tu và là người theo Chúa thật sự. Rất tiếc đa số linh mục, giám mục ngày nay rất thiếu hai điều đó mà lại dư thừa những điều khác như sống rất giàu có và hưởng thụ, xe hơi máy lạnh, nhà cao cửa rộng, hách dịch, kiêu ngạo, xem thường người khác, tiếp xúc với giáo dân tỏ vẻ ta đây và rất mất lịch sự, thiếu nhân bản,...Nó thật trái ngược với những đều Chúa đã dạy những người theo Chúa phải có. Mong ước các linh mục, giám mục và hồng y lấy đó làm gương sáng và học theo đời sống khiêm nhường, hiền hòa, lịch sự và bác ái gần gũi với anh em mình giống như cha Hưởng.
12 سال پیش در تاریخ 1391/09/06 منتشر شده است.
73,765 بـار بازدید شده
... بیشتر