Kỹ thuật giâm cành và trồng cây Thiết Mộc Lan sống 100% #tamdaonui

TAM ĐẢO NÚI
TAM ĐẢO NÚI
24.7 هزار بار بازدید - پارسال - Kỹ thuật trồng cành Cây
Kỹ thuật trồng cành Cây thiết Mộc Lan sống 100%. Thiết mộc lan dùng để trưng bày ở gia đình, văn phòng, cửa hàng... Cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách trồng cây thiết mộc lan qua bài viết của Tam Đảo Núi sau đây. Khi nhắc đến phong thủy thì không thể thiếu được cây cảnh, ví dụ như cây thiết mộc lan. Chúng không chỉ được dùng để trang trí, tạo nét độc đáo cho không gian mà còn mang đến phong thủy tốt lành. Giờ bạn hãy Bách hóa XANH khám phá xem cây thiết mộc lan là gì và ý nghĩa phong thủy như thế nào. Cây thiết mộc lan (cây phát tài khúc hay cây phất dụ thơm) là loại cây cảnh thân gỗ, nhiều lá có nguồn gốc từ Tây Phi, thuộc họ Dracaenaceae. Điểm độc đáo ở loại cây này chính là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ mọc nhiều xung quanh vị trí cắt. Cây thiết mộc lan còn có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí khá tốt. Ví dụ các chất không an toàn trong không khí như: Cacbon monoxit, benzen, formaldehyde,... đều bị loại bỏ nhằm bảo vệ sức khỏe cho gia chủ. Trong phong thủy, cây thiết mộc lan được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa là dấu hiệu tiền tài đang đến với bạn. Hơn nữa, nếu bạn đặt cây theo hướng Đông hay Đông Nam của ngôi nhà thì sẽ đem tới nhiều may mắn, Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây còn dựa vào số cành hoặc chậu. Vì thế, khi mua cây, bạn nên tùy thuộc vào mong muốn mà lựa chọn số cành cho phù hợp. Trong đó: • 2 cành: Biểu tượng cho sự vẹn trọn, may mắn trong tình yêu, mọi điều như ý. • 3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc. • 5 cành: Biểu tượng của sức khỏe. • 8 cành: Đại diện cho sự phát tài phát lộc. • 9 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt đẹp, tài lộc dồi dào. Đặc điểm, phân loại cây thiết mộc lan Lá thiết mộc lan nhìn tổng thể khá giống lá cây ngô, xanh tươi, bóng và dài. Trong đó, phần trung tâm của phiến lá có sọc rộng ngả sắc vàng vô cùng đặc biệt. Thông thường, độ dài trung bình của lá có thể lên đến 100cm và rộng đến 10cm. Về hoa thiết mộc lan, chúng sẽ “đơm bông” vào độ chuyển mùa từ đông sang xuân, khi tiết trời vẫn còn se lạnh. Hoa thường sẽ mọc thành chùm, trắng ngần và tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, nhất là khi về đêm. Song, tùy vào điều kiện chăm sóc mà cây có nở hoa hay không. Nếu chăm sóc sai cách thì có thể không ra hoa suốt vài năm liền. Thiết mộc lan còn là loại cây được đánh giá là có sức sống cực kỳ bền bỉ. Bạn chỉ cần trồng một cành nhỏ xuống đất là chúng đã có thể phát triển thành một cây to lớn, khỏe mạnh. Chiều cao của chúng thường có thể đến tận 6m nếu trồng trong tự nhiên đấy. Chính vì điều đó mà cây thiết mộc lan được khá nhiều người ưa chuộng và lựa chọn trồng ở trong nhà, văn phòng, cửa hàng,... Dù là điều kiện ánh sáng yếu nhưng cây vẫn có thể phát triển được. 2.Tác dụng của cây thiết mộc lan Cây thiết mộc lan có tác dụng lọc bỏ những độc tố có trong không khí, hấp thụ toàn bộ monoxide de carbone. Nhờ vậy mà không khí cũng được cải thiện nhiều hơn, bớt ô nhiễm hơn. Chính vì vậy trồng cây thiết mộc lan trong nhà sẽ giúp cho sức khỏe các thành viên trong gia đình tốt hơn rất nhiều, trạng thái tinh thần được duy trì ổn định, sảng khoái và sản sinh ra nhiều nguồn năng lượng tích cực. 3.Cây thiết mộc lan hợp tuổi gì Cây thiết mộc lan hợp tuổi gì Cây thiết thường mua về để trưng trong nhà, văn phòng và được tặng với mong muốn mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Theo phong thủy thì cây thiết mộc lan nên trồng ở hướng đông hay đông nam, đây là hướng có ánh sáng tốt vì vậy tượng trung cho sự phát đạt. Theo các quy luật tương sinh trong ngũ hành, cây thiết mộc lan thuộc mệnh Mộc và có mối quan hệ tương sinh với mệnh Hỏa vì Mộc sinh Hỏa, do đó cây thiết mộc lan thích hợp với cả hai gia chủ thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Những người thuộc mệnh Mộc đều có thể trồng cây này: • Nhâm Ngọ (1942, 2002), • Kỷ Hợi ( 1959, 2019), • Mậu Thìn (1988, 1928), • Quý Mùi (1943, 2003), • Nhâm Tý (1972), • Kỷ Τỵ (1989), • Canh Dần (1950, 2010), • Quý Sửu (1973), • Tân Mão (1952, 2011), • Canh Thân (1980), • Mậu Tuất (1958, 2018), • Tân Dậu (1981). • Ngoài ra, còn có tuổi Mão mang mệnh Mộc (Tân Mão -1951) và Hỏa (Đinh Mão – 1987). 4.Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan Cách trồng cây thiết mộc lan tại nhà Bước 1 Chọn giống Bạn nên chọn cây giống không có nguồn bệnh, đủ già. Nếu cây giống còn non sẽ không có đủ nước trong thân, khó kích thích cành giâm mọc chồi non được. Bước 2 Giâm cành nhân giống Hiện nay nhân giống cây thiết mộc lan có hai cách: bằng hạt và bằng cách giâm cành. Ngoài thị trường hạt giống cây thiết mộc lan khá hiếm nên nhân giống bằng cách giâm cành được mọi người ưa chuộng nhiều hơn, rút ngắn thời gian và cho năng suất cao hơn. Với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau tùy vào mục đích sử dụng
پارسال در تاریخ 1402/02/12 منتشر شده است.
24,794 بـار بازدید شده
... بیشتر