07 Điều Cần Biết Khi Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng | TVPL

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
119.7 هزار بار بازدید - 2 سال پیش - Khi có một khoản tiền
Khi có một khoản tiền nhất định, nhiều người thường băn khoăn không biết nên chọn hình thức đầu tư nào vừa sinh lời vừa an toàn. Khi đó, việc lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng một trong những lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất bởi  người gửi có thể giữ được số tiền gốc ban đầu mà sau một khoảng thời gian nhất định còn được nhận thêm tiền lãi.

Văn bản:
Thông tư 49/2018/TT-NHNN: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ti...
Luật bảo hiểm tiền gửi 2012: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ti...
Quyết định 32/2021/QĐ-TTg: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ti...

----

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM

Nội dung: Xuân Thảo

Trình bày: Đức Huy

Dựng hình: Hoàng Hiệp

----
Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!

- Website: https://thuvienphapluat.vn/

- Fanpage: Facebook: ThuVienPhapLuat

#TVPL #ThuVienPhapLuat

Bạn có nhiều tiền nhưng băn khoăn không biết nên chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp, bởi chứng khoán thì lên xuống thất thường, đem cho vay thì rủi ro bị "giựt" nợ,... Khi đó, việc lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng có thể được xem là một giải pháp an toàn bởi người gửi có thể giữ được số tiền gốc ban đầu mà sau một khoảng thời gian nhất định còn được nhận thêm tiền lãi.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây, hãy cùng TVPL điểm qua 07 điều cần lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng:

1. Tiền gửi tiết kiệm là gì?
Nói nôm na, bạn có một khoản tiền, bạn mang nó đến gửi tại một ngân hàng X, bạn và bên ngân hàng sẽ thỏa thuận về tiền lãi, thời gian gửi,.... thường thì gửi càng lâu thì tiền lãi sẽ càng nhiều, và một thời gian thì bạn có thể rút cả tiền gốc lẫn tiền lời.
Mức lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay thường rơi vào khoảng 5% - 8%/năm. Tuy nhiên, trong trường hợp muốn tất toán sớm thì người gửi sẽ phải chịu một khoản phí phạt hoặc chỉ nhận được một khoản lãi suất rất nhỏ khoảng dưới 1%

2. Cách tính lãi gửi tiết kiệm
Với loại hình gửi tiết kiệm, số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu (gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,…)
Theo đó, cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/365 x số ngày gửi
hoặc số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

3. Xem thông tin trên sổ/thẻ tiết kiệm
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định: Sổ tiết kiệm hay thẻ tiết kiệm là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người gửi với số tiền được gửi tại ngân hàng và sẽ có các nội dung cơ bản sau:

4. Nhiều người có thể gửi chung 01 sổ/thẻ tiết kiệm
Không chỉ cá nhân được gửi tiết kiệm mà hai hoặc nhiều người có thể cùng gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Theo quy định thì: Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên.
Trong trường hợp này, trên sổ tiết kiệm sẽ có thông tin của người gửi hoặc nhiều người cùng gửi.
Ngoài ra, tuỳ theo quy định của từng ngân hàng và thỏa thuận của những người gửi chung tiết kiệm, các bên có thể thỏa thuận cử một người đại diện đứng tên trên sổ tiết kiệm.

5. Người gửi có mất tiền nếu ngân hàng phá sản?
Một trong những vấn đề được người gửi tiết kiệm quan tâm hàng đầu là lỡ chẳng may ngân hàng phá sản thì tiền gửi có bị mất sạch hay không?
Về vấn đề này, thì theo quy định, các ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.
Hiện nay, tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định mức bảo hiểm tiền gửi là 125 triệu đồng.
Như vậy thì người gửi tiền được bảo hiểm đến 125 triệu đồng (gồm cả gốc và lãi) khi ngân hàng phá sản
Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi của người lao động.
Sau đó mới đến các khoản tiền gửi.

6. Không được gửi tiết kiệm bằng vàng
Hiện nay, bạn có thể gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ. Pháp luật không cho phép ngân hàng huy động gửi vàng tiết kiệm, nên bạn sẽ không thể gửi tiết kiệm bằng vàng.
Nếu bạn có nhu cầu thì có thể mang vàng đến ngân hàng để ký gửi hay còn gọi là thuê két ngân hàng để giữ hộ và không nhận lãi.

7. Nếu người có sổ tiết kiệm chết, làm sao để rút tiền?

Theo đó, các đồng thừa kế để nhận được số tiền tiết kiệm từ người thân để lại thì cần liên hệ với ngân hàng nơi người chết để lại sổ tiết kiệm.
2 سال پیش در تاریخ 1401/02/20 منتشر شده است.
119,770 بـار بازدید شده
... بیشتر