Ông Mai Hữu Tín: Là doanh Nhân phải nghĩ lớn| Bình Giấy Thế Giới Giấy| The Future| #maihuutin

Mai Quốc Bình (Bình Giấy)
Mai Quốc Bình (Bình Giấy)
27.4 هزار بار بازدید - 2 ماه پیش - Ông Mai Hữu Tín: Là
Ông Mai Hữu Tín: Là doanh Nhân phải nghĩ lớn #maihuutin #doanhnhanmaihuu #maiquocbinh #binhgiay #thefuture
1.Xử lý vấn đề lớn thay vì lo cắt giấy:
Nghề quản trị là mình làm những việc mà những nhân viên bên dưới mình khó có thể làm được.
Tự tay làm hết mọi việc để mình hiểu hết các công việc đang diễn ra trong doanh nghiệp mình điều hành, là điều không hoàn toàn phù hợp cho vai của một nhà quản trị.
Nên nhớ rằng, nắm bắt công việc, theo dõi số liệu, theo dõi cách hành động của nhân sự, là một việc, tự tay chúng ta làm việc đó, là một việc khác; và điều này sẽ gây mất mát nguồn lực cho công ty.
Chi phí cơ hội/1 giờ của lãnh đạo cao, nên hãy tập trung, tỉnh táo vào những việc thật sự cần thiết để tạo ra giá trị so với chi phí cơ hội của bạn.
2.Lòng can đảm và một chút cứng đầu rất cần thiết:
Có 3 phong cách lãnh đạo thường thấy:
Lãnh đạo bằng tâm: Luôn nhẹ nhàng hoà nhã với mọi người xung quanh.
Lãnh đạo bằng trí, dùng trí thức để ra quyết định, nhưng tâm có thể không được nhẹ nhàng cho lắm.
Lãnh đạo bằng chí, nên hay gây áp lực đôi khi hơi quá đáng lên người lao động của mình ở phía dưới.
Chúng ta phải có sự cân bằng phù hợp cho cả Tâm – Trí – Ý Chí.
Tóm lại, khi chúng ta là một nhà lãnh đạo, là một nhà quản trị, chúng ta có can đảm để làm chuyện lớn, chúng ta không nên xen vào chuyện vặt; ở vị trí phải dẫn dắt và thống nhất một định hướng hành động chung cho cả một đoàn tàu, nếu có một chút cứng đầu, khó chịu và cả lỳ lợm, đó là một điều bình thường với chúng ta.
3. Đừng quá coi trọng chính mình:
Khi Founder thành công, chúng ta có khuynh hướng nâng mình lên quá cao.
Và tất nhiên, chúng ta sẽ trải qua những cột mốc thành tựu nhất định:
Đôi khi chỉ là đủ chăm sóc cho gia đình mình.
Đôi khi là chăm sóc cho người lao động của mình.
Sau đó mới là cống hiến cho đất nước của chúng ta.
Kế đến mới là phục vụ cho nhân loại.
Không cho phép chúng ta ảo tưởng cho sức mạnh của mình mà ngược lại, chúng ta luôn phải giữ được sự khiêm tốn, chân thành với nhân viên, gia đình, xã hội; để chúng ta không có cách ứng xử khác người, cho chúng ta cái quyền tạo ra phong thái cách biệt hẳn với phần còn lại, vì khi đó, báo hiệu rằng khả năng phát triển của chúng ta sẽ bị … thụt lùi.
4.Đừng sợ khi phải tự mình giải quyết vấn đề khó:
Xã hội hay nghĩ rằng:
Giám đốc: Đốc người khác làm chứ mình không làm.
Giám đốc: Nghĩ ra chuyện khó chứ mình không làm.
Nhưng liệu rằng đội ngũ sẽ nhìn nhận chúng ta ra sao nếu chúng ta làm lãnh đạo mà không chịu trách nhiệm cho những việc khó nhất, không phải là người đi đầu cho các quyết định và công việc khó nhất, vậy chúng ta đang không làm đúng với vai … của một nhà quản trị.  
5.Đổi ý là việc bình thường:
Các quyết định sau này so với thời điểm ban đầu mà chúng ta dự định đều có thể sẽ thay đổi do bối cảnh, do thông tin tạo nên. Thậm chí tầm nhìn, sứ mệnh hay giá trị cốt lõi của chúng ta nếu cần thiết, chúng ta cũng cần thay đổi để chúng có thể tốt và phù hợp hơn; đừng lo lắng rằng khi chúng ta thay đổi quyết định có nghĩa là chúng ta đang hành động không nhất quán.
Khi cần ra quyết định, việc thay đổi cho phù hợp với bối cảnh là việc bình thường.  
6. Sống kín đáo giúp lãnh đạo/nhà quản trị làm việc hiệu quả hơn:
Sau khi chúng ta thành công, chúng ta có khuynh hướng tham gia các hoạt động xã hội và vì thế, chúng ta bắt buộc phải xuất hiện trước công chúng, chúng ta phải đấu tranh cho một công tác hay cho một bộ phận con người nào đó trong xã hội.
Tuy nhiên, ở Vietnam, khi làm doanh chủ và lãnh đạo doanh nghiệp, sống kín đáo là phong cách sống nên có của chúng ta.
Đừng tạo cho mình một danh tiếng để chính mình phải gồng gánh, phải theo đuổi, phải bổ sung chỉ để biện minh cho mình hằng ngày, những việc đó gây tổn hại năng lượng và không thực sự tạo nên sự tập trung trong việc điều hành của chúng ta.
7.Tạo con đường cho riêng mình vì không ai làm việc đó cho bạn:
Luôn có sự điều chỉnh, thích ứng với những gì đã có trên thị trường.
Luôn luôn có cách nghĩ riêng của mình.
Luôn điều chỉnh các ý tưởng, mô hình, cách làm đã có và làm chúng tốt hơn.
Đối xứng/so sánh, đối chiếu với người khác là đương nhiên, nhưng phải có con đường riêng cho chính mình.
8.Luôn có cách:
Không có chuyện chúng ta không có cách nào khác để xoay chuyển tình thế.
Luôn có người thầy, người bạn, người mentor hỗ trợ cho chúng ta.
Chỉ là chúng ta có mạnh dạn bước ra khỏi cái tôi của mình để xin được giúp đỡ, để có cách làm khác đi, để giải quyết những khó khăn trước mắt đó hay không?!
9.Cái đơn giản là cái đẹp (Nếu bạn không thể mô tả sự việc được bằng những lời đơn giản thì rất có thể là bạn đang không hiểu sự việc)
Đơn giản cách giao tiếp.
Đơn giản cách truyền thông.
Đơn giản các thuật ngữ.
Cố gắng diễn đạt ngắn gọn, hiệu quả và tăng năng suất xử lý các vấn đề của mình bằng các từ ngữ và cách diễn đạt dễ hiểu nhất.
Câu hỏi: Nếu chúng ta phải tăng 10% lương cho người lao động mỗi năm thì chúng ta sẽ phải làm gì, có phải đó là … chúng ta phải tăng năng suất của người lao động ít nhất 10% để bù vào chỗ lương đó, hay không?
...
2 ماه پیش در تاریخ 1403/03/08 منتشر شده است.
27,432 بـار بازدید شده
... بیشتر